Dấm gạo Thanh Mai, Rượu vang Kinh Đô là ứng dụng của công nghệ sinh học truyền thống.

Rượu vang là một loại đồ uống có cồn, thu được nhờ quá trình lên men dịch quả và dịch đường chiết từ Nho, không qua chưng cất. Trong vang có đủ mặt các chất bổ có sẵn từ quả và một lượng cồn vừa phải cùng một số chất thơm, các axit hữu cơ, chất khoáng, vitamin…rất tốt cho sức khỏe.
Rượu vang đã có lịch sử phát triển khoảng 5000 năm trước công nguyên, là ứng dụng kết hợp của 2 ngành là CN sinh học và CN thực phẩm. Và cũng từ rượu vang, người ta đã nghiên cứu và sản xuất ra dấm.
Dấm là sản phẩm của quá trình lên men rượu etylic C2H5OH thành axit axetic CH3COOH trong điều kiện hiếu khí dưới tác dụng của vi sinh vật. Người Pháp còn gọi dấm là rượu vang để chua (vin aire). Tại Việt Nam, dấm được sản xuất chủ yếu bằng công nghệ lên men cổ điển của Pháp với nguyên liệu là tinh bột có trong Gạo, Sắn, Ngô…( còn gọi là phương pháp Orlean- lên men tĩnh bằng thùng gỗ sồi ).
Trên thế giới, sản xuất dấm đã trở thành nghề mang tính thương mại và đem lại giá trị kinh tế cao ở nhiều quốc gia như cộng hòa Pháp, Ý, Nga, Đức, Bungari, Mỹ, Úc.
Thành phố cảng Bordeaux nằm ở miền tây nam nước Pháp được biết đến như là thủ phủ của rượu vang thế giới. Tại đây có khoảng 117.000 hecta đất trồng nho, 9000 xưởng sản xuất rượu vang, 13.000 nông trại nho, 400 công ty làm đại lý với doanh số hàng năm tổng cộng khoảng 14,5 tỷ euro…. Bên cạnh đó cứ trong mỗi xưởng sản xuất rượu vang sẽ đều có một phân xưởng phụ để sản xuất dấm.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học nhất là các lĩnh vực Hóa sinh, Vi sinh học mà nguyên liệu để sản xuất vang đã trở nên đa dạng hơn. Vang còn có thể lên men từ những dịch quả khác ngoài Nho là Dâu, Mơ, Mận, Táo.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới với 4 mùa hoa trái nên rất dồi dào những loại quả trên. Cụ thể như quả Mơ được trồng ở hầu hết các tỉnh phía bắc từ Hải Hậu (Nam Định) tới các vùng hồ Hòa Bình, Thái Nguyên. Các loại mơ lai mận được trồng ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, cho sản lượng rất cao… Nhưng rất tiếc là từ nhiều năm nay Việt Nam chưa có thương hiệu rượu vang được thị trường trong nước ưa chuộng do không được đầu tư hợp lý.
Vì vậy, công nghệ sinh học sẽ là một điểm tựa để xây dựng, phát triển những thương hiệu rượu vang có giá trị kinh tế cao cho Việt Nam, tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Xin được chúc tất cả các bạn đang theo đuổi ngành CN sinh học hãy cố gắng học tập để góp sức mình cho ngành Thực Phẩm Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.434.892

Contact Me on Zalo